
Vừa qua, Ban kinh tế xã hội Hội đồng nhân dân huyện Vũng Liêm khảo sát kết quả thực hiện đề án trồng cây ca cao và tình hình sử dụng nguồn vốn ủy thác 08 xã – thị trấn và 2 ngành huyện gồm Nông nghiệp và Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn huyện. Ngày làm việc đầu tiên, Ban kinh tế xã hội làm việc tại xã Tân An Luông.
Từ năm 2008 đến nay, Tân An Luông trồng tổng số 15.650 cây ca cao, số cây còn sống10.155 cây, trong đó có 1.524 cây cho trái, số còn lại kém phát triển, chết hoặc do người dân phá bỏ. Nhìn chung, hoạt động thu mua ca cao trên địa bàn xãchưa thường xuyên, giá thu mua từ 3.000 đến 3.500 đồng/kg, diện tích trồng nhỏ lẻ, không tập trung, một số người dân chưa nắm bắt quy trình kỹ thuật, thiếu lao động, dẫn đến tình trạng cây chết nhiều, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án. Tình hình sử dụng nguồn vốn ủy thác có chuyển biến, 942 hộ hội viên các đoàn thể có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ với số vốn tranh thủ từ Ngân hàng chính sách trên 8,4 tỉ đồng. Đa số các hộ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nhất là vào việc chăn nuôi bò, heo. Riêng nguồn vốn nhà nước đầu tư trên 1 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa cánh đồng mẫu, lúa giống, sản xuất lúa, địa phương triển khai hỗ trợ 04 máy gặt đập liên hợp, 02 máy xới tay, 11 bình phun thuốc cho cánh đồng mẫu lớn; hỗ trợ 50% tiền lúa giống và sản xuất lúa cho người dân.
Tại buổi khảo sát, Ban kinh tế xã hội HĐND huyện lưu ý địa phương một số vấn đề: cầntăng cường triển khai các giải pháp phục vụ tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về lợi ích của việc trồng xen ca cao, đồng thời thực hiện tốt công tác phối hợp với ngành chức năng quản lý, tập huấn kiến thức kỹ thuật chon gười dân trồng ca cao mang lại hiệu quả kinh tế; thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát công tác quản lý nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng chính sách xã hội./.